Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập tới những vấn đề mà hầu hết những người mới bắt đầu tập GYM cảm thấy khó khăn và chưa biết mình sẽ nên bắt đầu như thế nào là đúng cách.
- Khởi Động
Hầu hết ở các môn thể thao, phần khởi động được cho là phần quan trọng nhất. Đó là phần bắt buộc để chuẩn bị cho cơ thể bước vào những vận động cao trong bài tập chính. Khởi động để làm nóng cơ thể sẽ có 2 dạng: bài khởi động chung và bài khởi động riêng biệt
- Bài khởi động chung: Gồm những động tác thể dục cường độ thấp không nhất thiết liên quan tới những động tác thể dục với cường độ cao trong bài tập
- Bài khởi động chuyên biệt: Gồm những động tác giống như bài tập chính, nó giúp ta tăng dần nhịp tim, chuẩn bị cho hệ thần kinh và hệ cơ quen với những động tác kết hợp với những cơ quan khác trong bài tập, giúp gia tăng hoạt động khớp…
- Lịch và phương pháp tập luyện
Thường những người mới bắt đầu tập GYM, họ sẽ không biết mình nên bắt đầu tập những bài tập gì trước và phương pháp gì để đạt được hiệu quả nhanh chóng mà họ mong muốn. Sau đây là lịch tập luyện để các bạn có thể tham khảo khi mới bắt tập GYM
- Thứ 2: Chân
- Thứ 3: Nghỉ
- Thứ 4: Lưng – vai
- Thứ 5: Nghỉ
- Thứ 6: Ngực – tay
- Thứ 7: Nghỉ
- Chủ nhật: Cardio
Đây là lịch cho những người mới bắt đầu tập GYM tham khảo. Lịch hoặc giáo án này được dùng từ 1-2 tuần đầu khi bắt đầu tập luyện. Sau đó có thể tăng số ngày tập luyện lên 5 hoặc 6 ngày trên tuần. Về phần tập luyện như thế nào là đúng cách tôi sẽ chia sẻ ở bài viết sau
- Căng cơ – thả lỏng
Sau khi tập luyện, cơ bắp đã có phần mệt mỏi và cần phải được nghỉ ngơi để phục hồi. Như vậy, để cơ bắp được phục hồi hiệu quả nhất thì ta không nên bỏ qua bước giãn cơ tĩnh (Static stretching)
Giãn cơ mang lại những lợi ích sau:
- Giảm căng cơ hay bó cơ.
- Tăng độ linh hoạt cho các khớp.
- Giãn cơ giúp lưu thông máu tới cơ bắp tốt hơn.
- Nâng cao hiệu quả tập luyện
- Tránh chấn thương khi tập luyện thể thao.
- Tăng phạm vi chuyển động của các khớp. Nghĩa là bạn có thể đưa tay ra xa hơn mà không gây tổn thương hoặc khó khăn